Chỉ có thông qua nhân vật, tác giả mới tạo nên một câu chuyện hay và đầy hấp dẫn, đồng thời thông qua những hành động và suy nghĩ của nhân vật, người đọc mới thực sự hiểu được thông điệp mà tác giả muốn mang đến là gì. Nhân vật sẽ là linh hồn của câu chuyện, dẫn dắt bạn đọc đi hết những tình tiết của câu chuyện, tạo nên sự kết nối với người đọc. Vậy làm sao để tạo dựng nhân vật sách thật ấn tượng trong mắt người đọc, cùng tham khảo những kinh nghiệm quý báu mà The Wisdom chia sẻ trong bài dưới đây nhé.
Xác định loại nhân vật cho tác phẩm của bạn
Trong một tác phẩm, sẽ tồn tại một số nhân vật khác nhau để bổ trợ, đẩy cốt truyện đi lên cao trào. việc của bạn là phải xác định vai vế cho những nhân vật này.
Nhân vật chính
Nhân vật chính đóng vai trò trọng tâm trong câu chuyện, họ có nhiều lớp tính cách khác nhau mà xuyên suốt tác phẩm người đọc khi được đồng hành với nhân vật chính sẽ phát hiện ra. Nhân vật chính không hoàn toàn là xấu, không hoàn toàn là tốt, họ vẫn có những sai lầm, vấp ngã, cùng với sự đấu tranh và phát triển trong con người họ, đọc giả sẽ có những sự đồng cảm với nhân vật.
Nhân vật chính cũng là người có mục tiêu, mục tiêu này có thể đạt được hoặc không, nhưng chính những nhân vật phụ, hoàn cảnh mới là người tác động tạo nên những phản ứng của họ.
Nhân vật phản diện
Nhân vật phản diện là nhân vật có những lợi ích trái ngược với nhân vật chính. Họ có những lý do và mục đích để thực hiện những hành động trái ngược, sai trái, và đôi khi là khiến cho người đọc có thể hiểu và cảm thông được tại sao nhân vật phản diện phải hành động như thế.
Sự xung đột của nhân vật chính và nhân vật phản diện là vô cùng cần thiết để đẩy câu chuyện lên cao trào, chính yếu tố này là yếu tố để thu hút độc giả.
Nhân vật phụ
Nhân vật phụ là những nhân vật được xây dựng để bổ sung cho nhân vật chính và nhân vật phản diện. Học được xây dựng với những tính cách riêng nhưng lại không lấn át nhân vật chính. Nhân vật phụ có thể đồng hành với nhân vật phụ, cung cấp thêm những thông tin giúp người đọc hiểu hơn về cốt truyện.
Xây dựng đặc điểm nhân vật
Lý lịch nhân vật
Tác giả cần xác định rõ nguồn gốc, quá khứ của nhân vật, và những yếu tố đó đã ảnh hưởng đến nhân vật như thế nào. Khi nhân vật được định hình rõ từ ban đầu, càng về sau người đọc mới cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt của nhân vật.
Việc xây dựng một câu chuyện nền tảng giúp người đọc có thể phân biệt được các nhân, cảm nhận được nội dung mà tác giả muốn truyền tải sau này.
Tính cách và động lực của nhân vật
Mỗi nhân vật cần phải được xây dựng theo những tính cách đặc trưng riêng, bao gồm cả những điểm mạnh và điểm yếu, những điểm tốt và điểm xấu. Đồng thời tác giả cũng cần xác định động lực thúc đẩy hành động của nhân vật, đó có thể là mục tiêu, khát vọng hay nỗi sợ,...
Sự phát triển qua thời gian của các nhân vật
Một điều cần phải quan tâm để giữ chân người đọc là sự thay đổi và phát triển của nhân vật xuyên suốt câu chuyện. Hãy đảm bảo rằng sự phát triển đó là hợp lý và có những ý nghĩa nhất định liên quan đến các phần kết tiếp và nổi bật thông điệp của tác phẩm.
Tạo dựng ngoại hình và phong cách của nhân vật
Trong câu chuyện không thể tránh khỏi việc miêu tả các hành động và phản ứng của các nhân vật với nhau thì ngoại hình và phong cách của nhân vật đóng mấu chốt.
Miêu tả ngoại hình nhân vật: Tác giả cần lưu ý tạo ra hình ảnh nhân vật độc đáo và dễ nhận diện. Đồng thời, ngoại hình là cách để phản ánh được tính cách cũng như tình trạng của nhân vật nên người viết sách cần phải khắc hoạ nhân vật sao cho người đọc có thể hình dung.
Về phong cách của nhân vật, người viết có thể tạo dựng nhân vật với một giọng nói riêng biệt, cách diễn đạt và thái độ phù hợp với tính cách của nhân vật. Phong cách hành động cũng sẽ giúp cho nhân vật trở nên sống động và gần gũi hơn với độc giả.
Xây dựng tương tác giữa các nhân vật
Về quan hệ giữa nhân vật chính và nhân vật phụ: Hãy xây dựng những mối quan hệ để tạo nên chiều sâu cho câu chuyện. Từ những mối quan hệ mà nảy sinh những hành động tương tác làm nổi bật được tính cách của nhân vật.
Về xung đột và sự hợp tác giữa các nhân vật nên tạo dựng sự xung đột một cách tự nhiên và hợp lý. Cố gắng khai thác triệt để sự xung đột để thấy được sự phát triển của nhân vật.
Trong quá trình tạo dựng nhân vật, người viết cần tránh một số sai lầm như tạo dựng nhân vật quá hoàn hảo hoặc quá tẻ nhạt sẽ khó khăn trong quá trình khai thác cảm xúc của người đọc. Đồng thời cũng cần sáng tạo hơn trong quá trình tạo dựng nhân vật, tránh dập khuôn.
Nếu bạn cảm thấy chưa yên tâm và mong muốn được tìm hiểu sâu hơn về các kỹ năng tạo dựng nhân vật hãy tìm đến các nhà xuất bản sách uy tín với những khoá học chất lượng.
Xem thêm: KHOÁ HỌC VIẾT SÁCH CHẤT LƯỢNG TỪ BIZBOOKS
Nhân vật chính là linh hồn của tác phẩm, dẫn dắt người đọc đi qua câu chuyện và truyền tải các thông điệp mà tác giả gửi gắm. Do đó, việc tạo dựng nhân vật là một khâu cần đầu tư nhiều công sức và chất xám. Mong rằng những thông tin từ bài viết trên là nguồn tham khảo để các nhà viết sách viết nên những ấn phẩm mang tên mình thật ấn tượng.