Khi xuất bản bất cứ ấn phẩm nào, để có thể bảo vệ những quyền lợi chính đáng đối với tác phẩm của mình thì trước hết bạn cần đảm bảo xin được giấy phép xuất bản sách. Đây là một bước then chốt để tác phẩm của bạn có tên nhà xuất bản, tuy nhiên không phải ai cũng đã biết đến quy trình xin giấy phép xuất bản. Vậy quá trình đó diễn ra như thế nào? Các bước thực hiện ra sao? Cùng The Wisdom tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Tại sao cần xin giấy phép xuất bản sách?
Xin giấy phép xuất bản sách là quy trình bắt buộc được quy định trong Bộ Luật Xuất bản sách do nhà nước ban hành. Việc cá nhân là tác giả đăng ký xuất bản sách giúp cho hoạt động quản lý xuất bản cũng như bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan một cách đầy đủ nhất.
Dưới đây là một số vấn đề bạn cần lưu ý khi tiến hành xin giấy phép xuất bản sách.
Về bản quyền
Nếu ấn phẩm là do tác giả tự sáng tác thì cần đăng ký bản quyền tại cục sở hữu trí tuệ
Nếu ấn phẩm dạng dịch từ ngôn ngữ nước ngoài thì cần được cấp phép của tác giả giữ bản quyền của tác phẩm gốc được dịch qua đó.
Nếu ấn phẩm là tái bản, chỉ cần nộp đơn xin yêu cầu tái bản kèm theo những thông tin về số lượng in và giấy phép xuất bản trước đó.
Về giấy phép
Trong trường hợp bạn đã có giấy chứng nhận bản quyền hoặc giấy cấp phép được dịch in của người có bản quyền, bạn cần nộp những giấy tờ được cấp trên kèm theo bản thảo tới nhà xuất bản mà bạn hợp tác để xuất bản.
Có một trường hợp ngoại lệ, nếu sách bạn muốn xuất bản là sách tài liệu, sách bài tập, bạn hoàn toàn có thể sao chép in ấn để có thể sử dụng cho việc học và nghiên cứu mà không cần phải xin giấy phép.
Cần chuẩn bị những gì để việc xin giấy phép xuất bản sách thành công
Việc xin giấy phép xuất bản là hành trình khá nhiều công đoạn, do đó bạn cần chuẩn bị thật kỹ để việc xuất bản đứa con tinh thần của mình trở nên hoàn thiện nhất.
Xác định nhà xuất bản
Trước khi tiến hành đăng ký xuất bản, hãy tìm hiểu thật kỹ thông tin các nhà xuất bản, lựa chọn một số nhà xuất bản uy tín và phù hợp. Yếu tố phù hợp dựa vào khả năng xuất bản, những đặc điểm của ấn phẩm mà nhà xuất bản đã từng xuất bản có tương tự với ấn phẩm của bạn hay không? ví dụ: Bizbooks là Nhà xuất bản sách dành cho doanh nhân, do đó nếu bạn là người viết sách về các hoạt động trong các lĩnh vực trong kinh doanh, bạn hoàn toàn có thể tham khảo nhà xuất bản này.
Gửi bản thảo sách về cho NXB
Sau khi lựa chọn được nhà Xuất bản phù hợp bạn cần gửi bản thảo cho NXB để bộ phận biên tập đọc và duyệt, nếu được Cục Xuất bản thông qua thì sách của bạn sẽ được xuất bản.
Về bản thảo
Bản thảo sách nên được trình bày rõ ràng và nhất quán. Bạn nên gửi tập tin theo file định dạng pdf và cũng nên gửi qua mail để thể hiện sự chuyên nghiệp. Nếu có thể, bạn hãy in bản thảo sách và gửi cho NXB qua đường bưu điện.
Lựa chọn khổ giấy
Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn khổ giấy phù hợp với khả năng tài chính của bản thân cũng như những mong muốn về khổ sách của mình
Lựa chọn bìa sách
Bạn cũng có thể lựa chọn dòng bìa mềm hay bìa cứng để tạo hiệu ứng bắt mắt hơn cho cuốn sách của bản thân.
Lựa chọn nhà in
Bạn cần lựa chọn một nhà in để hỗ trợ in ấy, khi xin giấy phép xuất bản sách, NXB đã phê duyệt số lượng bản in sẵn cho bạn. Hãy tính toán trước số lượng bản in để phù hợp với kinh phí mà bạn hiện có.
Lưu chiểu và cấp giấy phép phát hành
Sau khi in xong thì sách của bạn vẫn chưa thể xuất bản ra ngoài thị trường. bạn cần nộp lưu chiểu để đảm bảo không có sự chỉnh sửa nào như khi xin giấy phép, cũng như các thông tin như trong giấy đăng ký xuất bản là đúng. Sau khoảng 15 ngày, nếu Cục Xuất bản phê duyệt, bạn hoàn toàn có thể xuất bản sách ra ngoài thị trường.
Marketing/Bán sách
Đây là một bước vô cùng quan trọng để bạn có thể xuất bản một cuốn sách thành công. Nhờ có marketing và bán sách mà nhiều độc giả mới có cơ hội được tiếp xúc và biết đến tác phẩm của bạn.
Xem thêm: Top 10 công ty xuất bản sách lớn nhất trên thế giới
Hành trình xin giấy phép xuất bản sách đôi khi mất nhiều công sức, thời gian và tiền bạc, thế nhưng nếu tác phẩm của bạn được đón nhận và được bảo vệ trước pháp luật thì công sức ấy cũng rất xứng đáng. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm thông tin về các nhà xuất bản sách để có được sự hỗ trợ từ họ.
Xem thêm: Dịch vụ hỗ trợ xuất bản sách uy tín từ Bizbook
Nếu là một nhà xuất bản mới, còn thiếu nhiều kinh nghiệm xuất bản thì mong rằng bài viết trên sẽ là nguồn thông tin hữu ích cung cấp những nguồn tham khảo cho bạn trong quá trình xuất bản bản sách của mình. Chúc bạn có một hành trình đăng ký giấy phép xuất bản sách suôn sẻ, cũng như tác phẩm của bạn sẽ được đón nhận bởi độc giả.