Kế hoạch phát triển bản thân là gì
Kế hoạch phát triển bản thân là một bản kế hoạch tổng hợp những điều bạn sẽ làm trong tương lai, với mục đích giúp bản thân trở nên hoàn thiện và có giá trị hơn. Hành trình xây dựng kế hoạch phát triển bản thân đi từ những hành động nhỏ nhất thông qua việc thay đổi suy nghĩ, để tạo nên những thói quen tốt, hướng đến phương hướng hành động cụ thể, chi tiết. Để đạt được mục tiêu cuối cùng, mỗi người cần phải tìm ra con đường đi của bản thân sao cho phù hợp với tính cách, khả năng và mong muốn của bản thân.
5 Bước lập kế hoạch phát triển bản thân trong công việc giúp bạn vươn xa
Bước 1: Hiểu bản thân, xác định điểm mạnh, điểm yếu thông qua SWOT
SWOT là viết tắt đại diện cho 4 từ khoá quan trọng giúp bạn dễ dàng đọc vị được chính mình, hiểu bản thân để từ đó tìm ra hướng đi xây dựng và phát triển bản thân phù hợp
Strengths: Điểm mạnh,
Weaknesses: Điểm yếu,
Opportunities: Cơ hội,
Threats: Thách thức.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các bài kiểm tra tính cách như MBTI, DISC,...để xác định được mình thuộc kiểu người có tính cách như thế nào, mặt mạnh, điểm cần cải thiện ra sao để tận dụng cơ hội, đón đầu thách thức trong tương lai một cách tốt nhất. Ngoài ra, một số bạn có thể sử dụng vòng trong IKIGAI. Dựa trên niềm tin, trình độ và giá trị sống, mỗi người sẽ có những lý do khác nhau để làm động lực phát triển khi bạn trả lời được 4 câu hỏi: Bạn yêu thích điều gì, bạn giỏi điều gì nhất, xã hội cần gì ở bạn và bạn được trả tiền để làm gì.
Bước 2: Xác định mục tiêu nghề nghiệp
Để kế hoạch phát triển bản thân trong công việc của bạn đi đúng hướng, bạn cần xác định mục tiêu nghề nghiệp trong ngắn hạn đến dài hạn. Đó cũng cái đích để bạn nhìn vào đó, định hướng đường đi như thế nào để đạt được đích. Mục tiêu nghề nghiệp phải phù hợp đảm bảo theo tiêu chuẩn SMART (S: specific - cụ thể, M: measurable - đo lường được, A: achievable - có thể đạt được, R: reliable - tin tưởng được và T: time - thời gian cụ thể). Để thuận tiện và có động lực duy trì về lâu về dài, bạn hãy xuất phát từ những mục tiêu nhỏ và dễ đạt được trong thòi gian ngắn. Không nên đặt mục tiêu quá lớn ngay khi bắt đầu vì khó đạt được và dễ khiến bạn nản lòng. Sau này, khi đã tạo được thói quen và đạt được những thành tựu nho nhỏ nhất định, hãy mở rộng “vùng thoái mái" bản thân bằng những thách thức khó hơn, đòi hỏi bạn phải đầu tư tâm trí, sức lực để hoàn thành theo thời gian đã định. Đừng quên thưởng cho mình sau mỗi lần hoàn thành mục tiêu để tiếp thêm sức mạnh chiến đấu nhé.
Bước 3: Lập kế hoạch hành động
Sau khi đã quyết định được nghề nghiệp mong muốn, bạn hãy bắt tay vào lập kế hoạch cùng những kỹ năng, kiến thức…mà công việc yêu cầu và tích luỹ dần. Đừng lập một bản kế hoạch không rõ ràng, sơ sài vì “không cụ thể thì cụ cũng không thể". Hãy chi tiết hoá các hành động mà bạn dự định thực hiện, số lượng hoá các đè xuất để hoàn thành mục tiêu từ 5 đến 10. Ngay cả khi đã quá quen thuộc với công việc, bạn cũng nên tiếp tục học hỏi và nâng cao tay nghề, trình độ. Nếu không tiến lên, bạn sẽ thụt lại ở phía sau. Hãy sẵn sàng học thêm bằng cấp, chứng chỉ nếu chúng cần thiết cho công việc của bạn. Nếu lượng việc hiện tại chưa đủ so với sức của mình, hãy xin phụ trách các công việc của nhân sự, phòng ban khác để học hỏi các kỹ năng mới cũng như trau dồi thêm kinh nghiệm. Có như vậy thì kế hoạch phát triển bản thân trong tương lai của bạn mới thành hiện thực và đạt được những dấu ấn nhất định.
Một điều quan trọng không kém đó là bạn phải có niềm tin vào bản thân khi thử những điều mới. Rất nhiều bạn lo sợ mình không đủ giỏi, không đủ trình độ khi nhận những nhiệm vụ mới mà sếp/quản lý giao. Nhưng bạn hãy tin một điều sếp không thể giao việc cho một người nhắm không có khả năng làm nó. Vì thế, khi tin vào mình thì người khác cũng sẽ tin vào bạn. Và khi sếp đặt niềm tin vào bạn, thì con đường sự nghiệp của bạn sẽ có nhiều cơ hội phát triển hơn.
Bước 4: Nhận sự hỗ trợ từ mọi người xung quanh
Dù bạn làm ở vị trí nào trong công ty thì mọi thành quả của bạn đạt được cũng đều có sự góp sức của mọi người xung quanh dù là ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp. Người thành công sẽ chọn làm việc thông minh thay vì làm việc chăm chỉ. Hãy biết cách tận dụng sức mạnh các mối quan hệ, phân bổ thời gian trọng trách công việc hợp lý để dễ dàng tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người xung quanh. Như gia đình làm hậu phương, đồng nghiệp là cánh tay nối dài và sếp là người dẫn dường,... chắc chắn khi có sự hợp lực từ mối quan hệ xung quanh, con đường bạn đi không chỉ nhanh hơn mà còn xa hơn.
Bước 5: Theo dõi sự tiến bộ và tìm phương án cải thiện trong tương lai
Theo chuyên gia kinh tế học Theo Peter Drucker chia sẻ về việc Quản trị KPI “Bạn không thể quản lý những thứ bạn không thể đo lường.” Bạn nên đánh giá theo từng giai đoạn, mục tiêu đề ra. Có nhiều sự cố và tình huống bất ngờ sẽ phát sinh hoặc một loạt yếu tố làm thay đổi kế hoạch phát triển của bạn. Do đó, bạn nên đánh giá việc thực hiện kế hoạch thường xuyên và đưa ra những điều chỉnh phù hợp cho từng giai đoạn. Nếu bjan không thể hoặc sẽ không đo lường kết quả, thì bạn chưa sẵn sàng thử và tác động đến kết quả đó. Bạn nên linh hoạt trong quá trình lập kế hoạch phát triển sự nghiệp, không ngừng tìm ra những cách hiệu quả khác giúp bạn đến đích nhanh hơn. Điểm mấu chốt là chúng ta cần suy nghĩ thật cẩn thận xem liệu có đáng thực hiện bất kỳ sáng kiến thay đổi nào hay không, nếu chúng ta không có bằng chứng khách quan về bất kỳ sự khác biệt nào quan trọng nó tạo ra.
Kế hoạch phát triển bản thân là một phương pháp rất mạnh mẽ để đánh giá và phản ánh cuộc sống của bạn. Xác định điều gì thực sự quan trọng với bạn và bắt đầu làm từ những thứ quan trọng nhất. Hy vọng thông qua bài viết trên của Vietsach.com phần nào giúp bạn dễ dàng hình dung hơn và tạo ra được các chiến lược hành động thực tế giúp bạn về đích nhanh chóng.