Bảo hộ thương hiệu cũng là cách để doanh nghiệp bảo vệ trí tuệ, nâng cao giá trị và quảng bá văn hoá của doanh nghiệp. Nhưng đôi khi nhiều doanh nghiệp mải chú trọng vào sự tăng trưởng phát triển mà lãng quên đi việc bảo vệ thương hiệu của mình. Vậy làm thế nào để bảo vệ thương hiệu và tầm quan trọng của bảo hộ cho thương hiệu là gì?
-
Bảo hộ thương hiệu là gì?
Bảo hộ thương hiệu là việc vô cùng quan trọng mà các doanh nghiệp cần thực hiện để khẳng định quyền sở hữu trí tuệ hợp pháp. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, các doanh nghiệp phải đăng ký bảo hộ thương hiệu để được pháp luật bảo vệ trong những trường hợp xảy ra tranh chấp về sở hữu trí tuệ.
Bảo hộ thương hiệu là gì?
Hay nói cách khác, bảo hộ thương hiệu chính là việc thực hiện đăng ký quyền sở hữu trí tuệ với thương hiệu của mình. Những thủ tục hành chính này nhằm xác lập quyền sở hữu cho thương hiệu của người nộp đơn và được xét duyệt bởi Cục Sở hữu trí tuệ, khi đã đạt các yêu cầu theo quy định của pháp sẽ được cấp Văn bằng xác nhận bảo hộ cho thương hiệu đó.
-
Cách bảo vệ thương hiệu
Để bảo vệ thương hiệu, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cần tiến hành những việc sau:
Làm thế nào để bảo vệ thương hiệu?
- Đăng ký bảo hộ thương hiệu: Điều này sẽ khẳng định quyền sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu trước pháp luật, sau khi đăng ký xong, bất cứ ai có hành vi xâm phạm đều sẽ bị xử lý.
- Cung cấp kiến thức cho khách hàng: Đây là một trong những hành động nằm trong chiến lược quảng bá sản phẩm, khi người tiêu dùng có đầy đủ các kiến thức về thương hiệu như: nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm - dịch vụ, cách nhận diện thương hiệu sẽ biết cách phân biệt hàng giả với hàng chất lượng.
- Chính sách giá tối thiểu: Chính sách này cũng là cách bảo vệ và xây dựng thương hiệu tối ưu, trong đó sẽ nêu rõ giá bán tối thiểu mà các đại lý được phép bán sản phẩm, điều này sẽ tránh được tình trạng bán hàng kém chất lượng với giá thấp và nâng cao hình ảnh của thương hiệu.
- Chỉ các đại lý được ủy quyền mới được bán sản phẩm: Đây là cách bảo vệ thương hiệu gián tiếp mang lại hiệu quả rất cao thông qua một thỏa thuận giữa nhà sản xuất với các đại lý trên thị trường, nó cũng giúp doanh nghiệp kiểm soát trải nghiệm của người tiêu dùng tốt hơn để họ trở thành khách hàng thân thuộc của thương hiệu.
- Bảo vệ thương hiệu trên internet: Cách này phức tạp hơn nhiều so với các hành động ở ngoài, nó sẽ bao gồm việc phát hiện những trang web, địa chỉ email, thiết kế thương hiệu gần tương tự với sản phẩm của bạn. Đây cũng là hình thức bảo hộ thương hiệu được nhiều doanh nghiệp áp dụng để phát hiện các hành vi vi phạm bản quyền, làm giả nhãn hiệu, trộm cắp sáng chế…
-
Vai trò của bảo vệ thương hiệu
Bảo hộ thương hiệu chính là bảo vệ tài sản trí tuệ của doanh nghiệp và đây là hành động vô cùng quan trọng với các vai trò như:
- Bảo vệ thương hiệu chính là cách để chủ sở hữu xác lập quyền sở hữu trí tuệ hợp pháp đối với nhãn hiệu mình tạo ra là độc quyền. Đây cũng là cách để kiểm tra xem thương hiệu mình đang sử dụng có bị trùng lặp hay gần giống với các nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ hay không từ đó, tránh được những tranh chấp không đáng có.
- Bảo vệ thương hiệu không bị sao chép: Khi đăng ký bảo hộ cho thương hiệu xong, bất cứ hành vi nào sử dụng nhãn hiệu gần giống như của bạn sẽ được xử lý bởi pháp luật. Những hành vi vi phạm quyền sở hữu sẽ bị đình chỉ việc sản xuất, cấm phân phối lưu thông sản phẩm, tịch thu, tiêu huỷ thương hiệu vi phạm và phải bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.
- Đảm bảo chất lượng, nâng cao uy tín trong lòng khách hàng: Khi nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ sẽ được công bố trên thị trường, khách hàng sẽ được tiếp cận với thương hiệu để dần nhận diện và so sánh sự khác biệt với các thương hiệu khác. Đây cũng là cách tạo dựng niềm tin trong lòng người tiêu dùng nếu sản phẩm - dịch vụ của bạn chất lượng, từ đó gia tăng hành động mua sắm, trải nghiệm sản phẩm của bạn.
- Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh: Đăng ký bảo vệ thương hiệu không chỉ mang lại những giá trị thương mại mà còn thúc đẩy các doanh nghiệp sáng tạo, đổi mới công nghệ, từ đó tăng sức cạnh tranh lành mạnh và thu hút đầu tư giữa các thương hiệu với nhau. Từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
- Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng: Bảo vệ thương hiệu cũng là giải pháp hữu hiệu để các doanh nghiệp khẳng định sản phẩm của mình, điều này sẽ chống lại việc sao chép, làm giả sản phẩm để người tiêu dùng được trải nghiệm và sử dụng sản phẩm chất lượng nhất. Thông qua các thông tin như: xuất xứ, công dụng sản phẩm, logo, tem nhãn, tên nhà sản xuất… sẽ giúp khách hàng phân biệt được hàng thật để có quyết định mua hàng đúng đắn nhất.
Qua những chia sẻ trên, hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cách bảo hộ thương hiệu cũng như những lợi ích to lớn khi thực hiện đăng ký bảo vệ thương hiệu. Từ đó biết cách xây dựng để thương hiệu của mình vững mạnh, khẳng định được vị thế trên thị trường và ngăn chặn tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với thương hiệu hiệu quả nhất!